19ausolas Cái Bang
Tổng số bài gửi : 4 Join date : 18/05/2011
| Tiêu đề: Đường tới thành Thăng Long' chưa lên sóng vào 30/6 Thu Jun 09, 2011 10:39 am | |
| Đường tới thành Thăng Long' chưa lên sóng vào 30/6
"Huyền sử thiên đô" vẫn chiếu đến hết 42 tập đồng nghĩa với việc, bộ phim dài 19 tập về Lý Công Uẩn được thực hiện ở trường quay Hoành Điếm (Trung Quốc) chưa phát trên truyền hình vào cuối tháng này.
| Bối cảnh của "Huyền sử thiên đô" thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam. Ảnh: Sao Thế Giới. | Mấy ngày nay, báo chí và công chúng xôn xao trước thông tin, Huyền sử thiên đôsẽ chỉ chiếu đến tập 20 dù đã sản xuất 42 tập. Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản phim Huyền sử thiên đô, lên báo bức xúc về việc này. Quảng cáo phim mới của Đài truyền hình Việt Nam cũng đưa ra thông tin về việc phát sóngĐường tới thành Thăng Long vào ngày 30/6. Hôm qua (8/6), công ty Sao Thế Giới - đơn vị đầu tư sản xuất Huyền sử thiên đô - đã có buổi làm việc với lãnh đạo đài để bàn về phương án giải quyết. Đài truyền hình quyết định tiếp tục chiếu bộ phim này và tạm thời chưa có thời điểm cụ thể cho việc chiếu Đường tới thành Thăng Long. Trong ngày hôm nay, phía Đài truyền hình Việt Nam sẽ có thông cáo chính thức về vấn đề này. NSND Tất Bình bày tỏ niềm vui khi bộ phim ông làm đạo diễn được chiếu hết phần 2, nhưng quan ngại về số phận gần 30 tập phim còn nằm trên kịch bản. Theo ông, sự khó khăn trong việc lên sóng cùng kinh phí sản xuất quá lớn (trung bình kinh phí một tập phim truyền hình là 200 triệu đồng trong khi Huyền sử thiên đômột tập phim cần tới gần 1 tỷ đồng) khiến bộ phim khó có thể đi tới chặng cuối cùng như dự định ban đầu. Ông Trịnh Văn Sơn, giám đốc Công ty Trường Thành - đơn vị sản xuất, kiêm tác giả kịch bản phim Đường tới thành Thăng Long, tỏ ra khá bình thản trước thông tin phim chưa được lên sóng vì đã dự liệu trước vấn đề này. Ông cho biết, kế hoạch phát sóng Đường tới thành Thăng Long vào 30/6 là do hợp đồng ký trước đó với Đài truyền hình, chứ công ty ông không định cướp sóng của ai. Tuy nhiên, theo ông, Đường tới thành Thăng Long chắc chắn sẽ được ra mắt khán giả truyền hình. | Mái ngói đặc trưng của Trung Quốc khi lên phim sẽ được xóa mờ. Những cảnh vua đi trên cầu uốn khúc được cắt bỏ. Ảnh: Trường Thành. | Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã gửi công văn cho Đài, cho phép chiếu bộ phim này sau khi duyệt phim lần thứ 3 và chấp nhận bản sửa cuối cùng của nhà sản xuất. Theo đó, "Bối cảnh, đại cảnh lớn gây cảm giác giống phim Trung Quốc được sửa chữa hoặc cắt đi, ngôn ngữ thoại đã được biên tập lại. Kịch bản đã thêm những lời dẫn chuyện cần thiết để chuyển tải thông tin tới người xem. Các diễn viên được chọn rất hợp vai, diễn xuất tốt, âm nhạc phù hợp Việt Nam. Tinh thần lịch sử của bộ phim được tôn trọng, không bị bóp méo. Nội dung phim không có gì vi phạm về chính trị cũng như mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc". Công văn cũng khẳng định: "Phần lớn phim được quay ở Trung Quốc nên việc khắc phục tuyệt đối bối cảnh, đạo cụ... là không thể thực hiện được". Trong những ngày có thông tin Đường tới thành Thăng Long chuẩn bị lên sóng, Giáo sư sử học Lê Văn Lan phản đối khi tên ông có trên generic phim với vai trò cố vấn lịch sử. Ông vạch ra nhiều lỗi sai, và kết luận: Không nên chiếu bộ phim này. Theo Giáo sư Lan, “cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (980 - 981) là niềm tự hào của tất cả những người VN chân chính, nhưng phim lại chỉ nói về cuộc kháng chiến này dưới dạng một trận đánh ở một ngọn núi ất ơ nào đó là núi Chu Tước”. Phía nhà sản xuất, ông Sơn cho rằng: “Để có thể phản ánh chi tiết và đúng bản chất những chiến công oanh liệt của cuộc chiến e rằng sẽ tốn không ít chi phí. Có thể làm thành một bộ phim lấy đề tài riêng về trận chiến này vì đây là trận chiến lớn với 3 cánh quân cả trên bộ và trên sông. Trong điều kiện cũng như mục đích phản ánh, bộ phim Đường tới thành Thăng Long không đi sâu khai thác chi tiết sự kiện này mà chỉ gợi nhắc để làm rõ những mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử với ý nghĩa là bối cảnh thời đại và xã hội (cảnh đại chiến 12 sứ quân trước đó). Ngoài cảnh Lê Hoàn chống Tống ở Ải Chi Lăng được nhắc đến trong phim, để cụ thể hơn quy mô cuộc chiến, nhà sản xuất đã có lời bình dẫn chuyện tổng kết về cuộc chiến cả ở trên trận tuyến Tây Kết và Bạch Đằng như tư liệu lịch sử đã chép lại. Hơn nữa, bộ phim không có tham vọng khai thác và mô tả chi tiết mọi sự kiện lịch sử mà chủ yếu làm nổi bật chủ đề tư tưởng cũng như hình tượng nhân vật chính Thái tổ Lý Công Uẩn, cuộc đời và sự nghiệp của ngài từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành, lên ngôi và quyết định dời đô”. Cũng theo ông Sơn, những chi tiết hư cấu về vua Lê Hoàn, thái hậu Dương Vân Nga hoàn toàn chấp nhận được trong điện ảnh góp phần làm cho nội dung phim thêm phần hấp dẫn. | Đạo diễn Cận Đức Mậu (Trung Quốc) và ông Trịnh Văn Sơn - giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành kiêm tác giả kịch bản "Thái tổ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long". Ảnh: Trường Thành. | Ông Sơn khẳng định, khi bắt tay vào xây dựng kịch bản phim, phía nhà sản xuất đã liên hệ và thoả thuận ký hợp đồng với nhà sử học Lê Văn Lan với vai trò là người thẩm định và tu chỉnh kịch bản. Với các ý kiến phù hợp do nhà sử học góp ý chỉnh sửa, nhà sản xuất đã tiếp thu để đưa vào phim. Những gì không phù hợp với nghệ thuật điện ảnh hoặc tư tưởng của bộ phim, nhà sản xuất đã không đưa vào vì đây không phải một bộ phim tư liệu về lịch sử. Song tên của giáo sư Lê Văn Lan vẫn được nêu vì ông vẫn có vai trò với một số cảnh quay. Tuy nhiên, ông Lê Văn Lan không là thành viên trong hội đồng duyệt phim quốc gia trong lần duyệt cuối cùng do Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức nên không đủ căn cứ để phát biểu. Ông Sơn còn phản bác lại ý kiến của giáo sư Lan trên báo Thanh Niên ngày 7/6 về việc: “nhân vật Hạng Lang sau khi đánh nhau với anh ruột là Lê Long Đĩnh đã chết vì những mũi chông cắm xuyên từ gáy sang mặt” và “Một sự kiện quan trọng bậc nhất là việc Thái tổ Lý Công Uẩn lên ngôi, rành rành lịch sử viết Lý Công Uẩn lên ngôi ở Hoa Lư, được triều đình đồng thuận, nhưng trên phim thì Lý Công Uẩn lại lên ngôi ở một ngôi chùa… Tàu” (Tiền Phong ngày 8/6). Ông Sơn nói: “Nhà sử học Lê Văn Lan đã nhầm cơ bản vì theo những tư liệu lịch sử cũng như nội dung phản ánh trong bộ phim thì Hạng Lang là nhân vật thời nhà Đinh (con trai của vua Đinh Bộ Lĩnh) còn Lê Long Đĩnh thì là vị vua nhà Tiền Lê, 2 nhân vật này thuộc 2 triều đại khác nhau, không thể là anh em ruột với nhau và họ cũng không hề sống cùng thời, làm sao lại chém giết nhau được. Trong phim có cảnh diễn tả lại người dân quỳ lạy thỉnh cầu Lý Công Uẩn lên ngôi tại chùa Lục Tổ (lúc này do không thể ở lại triều đình phục vụ cho vị hôn quân Lê Long Đĩnh nên Lý Công Uẩn đã bỏ về chùa Lục Tổ). Lúc đó, người dân vốn biết và cảm phục tài đức của Lý Công Uẩn, đã kéo nhau đến chùa Lục Tổ để đồng lòng thỉnh cầu Lý Công Uẩn lên làm vua. Sự kiện này là cơ sở để Lý Công Uẩn lên ngôi sau này. Còn cảnh lên ngôi trước sự đồng lòng, nhất trí của văn võ bá quan trong triều đình được nhà sản xuất dàn dựng công phu, trang trọng tại Kinh đô Hoa Lư”. Ông Sơn cho biết, sức ép dư luận lên bộ phim rất lớn nhưng ông mong khán giả hãy bình tĩnh đợi khi phim lên sóng hãy đưa ra kết luận.Đường tới thành Thăng Long khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước. Bộ phim truyền hình dài 19 tập được thực hiện hoàn toàn ở phim trường Hoành Điếm, Trung Quốc. Biên tập phim là Kha Chương Hoà, người biên kịch cho Thái tổ mật sử, Võ Tắc Thiên, Vương triều Ung Chính… Phim có 3 đạo diễn, trong đó có hai gương mặt Trung Quốc. Tổng đạo diễn là Cận Đức Mậu, người từng thực hiện Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc. | Ngọc Trần VNE
| |
|